Trầm Hương Là Gì | Tìm Hiểu Về Loài Gỗ Đắt 1️⃣ Thế Giới

Ngay từ ngàn xưa, trong tâm linh người Việt trầm hương được coi là báu vật của trời đất ban cho, chứa đựng nguồn năng lượng linh thiêng phi thường, tạo ra năng lượng tích cực, hóa giải hung khí.

Trầm được đốt cúng tế trong những đại lễ, nơi đài các phong lưu, thể hiện lòng thành kính của con người với tổ tiên trời đất

Những khối trầm, những khối kỳ nam được định giá hàng tỷ đồng.

Không biết bao nhiêu câu chuyện kỳ bí, những công năng về dược liệu, về tâm linh và phong thủy được truyền nhau hết năm này sang năm khác, khiến trầm hương trở thành một mối quan tâm trong xã hội.

Nhưng thực sự trầm hương là gì? Trong đau thương gió biến thành trầm, ngoài tự nhiên trầm hương đã được hình thành đúng như vậy.

Trầm hương không phải là một loại cây mà là sản phẩm của một loại cây đặc biệt, đó là cây dó.

Dó là cây gì?

Theo như nghiên cứu và kinh nghiệm truyền miệng,  là một loài cây thân gỗ mềm và rất yếu nên khi thân cây gió bị một vết thương do va đập, do bị côn trùng đục, bị bom đạn, xung quanh vết thương đó, cây dó tiết ra một loại dầu như kháng sinh để bao bọc không cho vết thương lan rộng ra gây nguy hiểm cho cả cây.

Trầm Được Tạo Từ Vết Thương Cây Dó

Trầm Được Tạo Từ Vết Thương Cây Dó

Lâu ngày khu vực vết thương đó tích tụ dầu và biến thành trầm

Do có tính chất cháy cao khi đốt trầm hương tỏa mùi rất thơm và được cho là hương thơm hữu ích và cao quý bậc nhất

Theo thống kê của khoa học có rất nhiều loại dó khác nhau, trên thế giới có khoảng 25 loài nhưng chỉ khoảng 19 loài có khả năng tạo trầm.

Tại Việt Nam, có 4 loại dó có khả năng tạo trầm khác nhau.

Đầu tiên là loại dó quả nhăn phân bố ở vùng núi Kom Tum.

Dó quả nhăn Aquilaria rugosa

Dó quả nhăn Aquilaria rugosa

Loại thứ hai là dó Bà Nà tìm thấy vào những năm 1986 phân bố tại Thừa Thiên Huế, Bà Nà

Loại thứ ba là dó Gạch tìm thấy vào khoảng những năm 1915, phân  bố chính tại Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng.

Cây Dó Gạch Aquilaria bailonii

Cây Dó Gạch Aquilaria bailonii

Loại cuối cùng là loại nổi tiếng nhất – cây dó bầu được tìm thấy vào những năm 1899 phân bố khắp các vùng trong cả nước từ Hòa Bình đến tận Kiên Giang

Cây dó bầu Aquilaria crassna

Cây dó bầu Aquilaria crassna

Đây là loài dó có khả năng tạo trầm cao và chất lượng tốt nhất

Đặc điểm cây dó bầu

Cây dó bầu cao có thể cao khoảng 30-40m. Đường kính thân cây 50-80cm. Tán thưa, thân thẳng vỏ màu xám và nhiều sơ.

Đặc điểm cây dó bầu

Đặc điểm cây dó bầu

Lá đơn mọc cách có dạng hình trứng, đầu mũi nhọn phiến lá dài 8 – 12 cm rộng khoảng từ 3-6 cm.​

Đặc điểm lá cây dó bầu

Đặc điểm lá cây dó bầu

Mặt trên có màu xanh lục, mặt dưới thì hơi xám cây trên 3 tuổi đã có thể ra hoa, hoa lưỡng phái hình chuông màu trắng, có nhiều lông ở miệng, quả nang hình trứng dài từ 3-4cm, mỗi quả thường chứ từ 1 đến 2 hạt

Đặc điểm quả cây dó bầu

Đặc điểm quả cây dó bầu

Dó bầu là cây mọc nhanh, ở tự nhiên mức tăng trưởng có thể 1 – 1,2m/ năm đối với chiều cao, 1,5 – 2,5cm/ năm đối với đường kính.

Vỏ màu trắng hoặc vàng nhạt mềm và nhẹ. Dó bầu là cây trung tính, lúc nhỏ ưa bóng tối, khi lớn thiên về sáng, mọc rãi rác trong các khu rừng nhiệt đới, nguyên sinh hoặc thứ sinh, xanh quanh năm.

Sống thích hợp trong rừng hỗn giao cây lá rộng. Cây dó bầu có thể tái sinh bằng chồi hoặc bằng hạt, có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất núi, đất đỏ xám, đỏ vàng, đất feralit.

Thích hợp nhất là đất nâu vàng, đất thịt lẫn đá còn tính chất rừng không thích hợp với đất đá vôi đất cát và đất bị ngập úng

Khi nào cây dó bầu biến thành trầm?

Khi nào cây dó biến thành trầm

Từ xưa, người ta đã biết cây dó bầu ở thiên nhiên có trầm là cây có tán lá ngừng phát triển, màu lá chuyển từ mau xanh đậm sang màu xanh vàng.

Khi trầm trong cây dó phát triển tăng lên về số lượng và chất lượng thì lá chuyển thành màu vàng rụng nhiều, vỏ cây sần sùi, cành bắt đầu khô

Từ lúc cây mới nhiễm bệnh gọi là ăn trầm đến khi trầm có chất lượng cao phải mất vài chục năm hoặc lâu hơn.

Theo giáo sư Gishi Honda (Đại học Tokyo – Nhật Bản) loài dó bầu Việt Nam cho trầm hương tốt nhất trên thế giới.

Điều này cũng được Nguyễn Phú Tương trong bài viết về “nguồn hàng xứ Quảng” dưới thời chúa Nguyễn đã viết:

Hình như trên thế giới chỉ có trầm hương đàng trong ở xứ Quảng là nổi tiếng hơn cả. Vì vậy mà ngày xưa dưới thời chúa Nguyễn, các quốc gia theo đạo Phật, đạo Hồi ở vùng Đông Nam Á điều ưa chuộng.

Nhưng không phải cây dó nào cũng có thể sinh ra trầm hương. Trong tự nhiên từ 1000 -1500 cây mới có 1 cây có trầm.

Quá trình hình thành trầm hương theo 1 cơ chế tưởng chừng đơn giản như vậy nhưng thật ra là vô cùng kì bí.

Có rất nhiều thực vật chứa tinh dầu phát hương ra không gian nhưng chỉ có trầm hương là mùi hương khiến ai thưởng thức một lần không bao giờ quên.

Cho nên con người đã khẳng định hương trầm là vua của các mùi hương. Sở hữu và thưởng thức trầm hương được coi là tao nhã, sang trọng, thể hiện quyền thế, địa vị chính trị – xã hội của con người.

Quá hiếm, quá đắt và do mang trong mình tính chất đặc biệt nên từ xa xưa trầm hương được sử dụng qua các mục đích như: làm vật cất giữ có giá trị, làm quà biếu tặng, làm vật trang trí đặc biệt nơi ở của vua chúa, của các vị chức sắc tôn giáo cấp cao mang theo bên mình hoặc cất giữ trong nhà để phòng gió độc mang lại sự may mắn

Không phải ai cũng có điều kiện và cơ duyên để sở hữu một sản vật quý như vậy ở trong nhà nên ngay cả khi đã sở hữu một khối trầm hương thì chủ nhân của nó cũng phải cân nhắc trước khi sử dụng.

Họ chỉ dành một phần rất nhỏ và phải là một dịp đặc biệt trầm hương mới được mang ra đốt hoặc xông.

Do đó cách sử dụng trầm hương cũng là cả một nghệ thuật khiến mọi thao tác mọi dụng cụ đi kèm cũng phải thật đặc biệt và tinh tế

Xong Trầm Hương

Trầm hương được đốt trực tiếp trên than nhưng cách này được ít người sử dụng, một phần do tính cháy cao nên người ta thường xông bột trầm.

Chỉ một lượng nhỏ bột cho vào các lư hương bằng đồng hay gốm, dùng sức nóng bằng than hoặc điện để bột trầm phát hương thơm

Đa số trầm được nghiền làm bột để làm nhan, nhan được sử dụng trong các đền chùa, thờ tổ tiên hay đơn giản đốt chỉ để xua đi những mùi khó chịu khác thay vào đó là mùi hương không thể lẫn vào đâu của trầm hương

Công dụng của trầm hương

Các công dụng của trầm hương được ghi chép, truyền miệng nhau.

Ngoài những công dụng về mùi thơm, phong thủy, trưng bày, trầm hương còn có một tính năng rất thiết thực trong y học cổ truyền.

Nó được biết đến là một trong những vị thuốc quý mà ngay trong những bài thuốc xa xôi nhất ghi chép lại để lưu truyền đến tận ngày hôm nay

Con người đã sớm biết xây dựng những vị thần cho mình để giải thích những hiện tượng thiên nhiên mà con người không lý giải được.

Mặt nhiên những vị thần linh đó có sức mạnh siêu nhiên khiến con người tôn sùng và định hướng lý trí của mình. Họ tồn tại ở trên đỉnh cao nơi mà con người không với tới được

Xem thêm: 5 công dụng tuyệt vời của trầm hương

Có Những Loại Trầm Hương Nào?

Từ thế kỷ XVIII, nhà bác học Lê Quý Đôn (1726-1784) đã viết trong sách “Phủ biên tạp lục”:

“Hương ấy là do ở ruột cây dó kết thành. Dó có ba loại: dó lưỡi trâu thì thành khổ trầm, dó niệt thì thành trầm
hương, dó bầu thì thành kỳ nam hương. Người ta thấy cây già lá vàng mà nhỏ, thân nhiều u bướu, thì biết ngay là có hương, chặt mổ để lấy”. 

Gần đây, khi trầm hương có giá trị xuất khẩu cao trên thị trường thế giới, đã có nhiều công trình khoa học đề cập đến hương liệu quý này.

Đa số các nhà nghiên cứu cho rằng trầm hương là một sản phẩm do bệnh lý cộng sinh với tế bào gỗ tạo thành.

Dân đi điệu (đi tìm trầm) chuyên nghiệp cũng cho rằng muốn xác định cây dó bầu có trầm hay kỳ thì trước hết nhìn mặt bì (vỏ) cây dó đó.

Mặt bì có dạng kết cấu như thế nào đó thì bên trong mới có trầm kỳ. Người ta nghiệm rằng trên cây dó nơi nào có những chỗ lõm vào hoặc lồi ra mà da cây khô nứt, nổi lên những chấm màu tím, đỏ nâu là dấu hiệu có kỳ nam.

Như vậy, mặt bì có thể là một lớp nấm cộng sinh ở vỏ cây báo hiệu bên trong thân cây đã có trầm kỳ.

Trầm Kỳ Hình Thành Như Thế Nào?

Sự hình thành trầm hương có liên quan chặt chẽ tới cấu trúc di truyền của loài, tuổi cây và một loạt các tiêu chí sinh thái khác như cường độ chiếu sáng, nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, thành phần đất đai… Về nguyên lý, để cây dó tạo thành trầm phải có hai yếu tố:– Chấn thương cơ giới mạnh, như bị mảnh bom đạn khi nổ găm vào thân cây, hoặc do con người dùng rìu, rựa chặt sâu vào thân cây, những lỗ hổng lớn do sâu bệnh đục khoét, hoặc những vị trí gãy cành, gãy ngọn do gió bão gây ra, hoặc những vị trí tỉa cành tự nhiên của cây.

– Tại những nơi chấn thương ấy, sau một thời gian dài từ 10 – 15 năm, dưới tác đông mỗi ngày một ít của những chỉ tiêu sinh thái vừa kể trên, những bào tử sẵn có nằm trong không gian môi trường tác động vào vết thương gây ra những phản  ứng hóa học bên trong cây dó và từ đó tạo thành trầm hương, tùy theo mức độ tác động mà cho ta trầm tốt hay xấu.Trong thực tế, không phải vết thương nào trên cây dó cũng tạo trầm, nhưng cách lý giải này xem ra có độ xác thực hơn cả, chẳng thế mà xưa nay những những người đi điệu khi gặp những cây dó bầu chưa ăn trầm, đã biết tác động vào nó bằng cách chém vài nhát rìu sâu vào rễ, thân hoặc nhánh cây- là những nơi có nhiều khả năng tạo trầm- để tạo ra vết thương, với hy vọng sau đó một thời gian cây sẽ được tạo trầm.

Phân Biệt Trầm Kỳ

Hiện nay, việc phân loại trầm kỳ vẫn còn mang tính cảm quan, chưa có tiêu chuẩn nào đánh giá cho thật đúng phẩm cấp của từng loại.
Dân gian thường chia trầm hương làm nhiều loại:
  • Trầm kiến – có lỗ có hang do kiến đục làm tổ trước khi cây thành trầm; trầm rễ – do rễ cây sinh ra; 

  • Trầm tốc – ở nơi thân cây sinh ra, miếng trầm đặc, không có lỗ; trầm mắt tử – kết tạo trên nhánh cây. Trầm tốc có nhiều nhất và trên thị trường, chia ra làm nhiều thứ giá bán khác nhau: tốc hoa màu vàng lạt, có những chấm lốm đốm như hoa; tốc nước màu vàng lợt, chất ươn ướt và nặng; 

  • Tốc xám màu xam xám như tro; tốc lọ nghẹ màu đen đen như bồ hóng và nặng; 

  • Tốc đá nặng và trông hình sắc như đá; tốc ớt sắc vàng lợt, vị cay như ớt xiêm; tốc hương sắc vàng lợt, hương đượm, thường bao quanh kỳ nam, cho nên có nhiều gân nhiều điểm kỳ nam lẫn vào.

Hình dáng, màu sắc của một miếng trầm rất đa dạng, có khi là một miếng gỗ hình trụ hoặc hình chóp nón, có miếng màu nâu nhạt, miếng màu đen sẫm.

Kỳ nam được phân biệt với trầm hương ở mùi thơm và lượng dầu kết tinh.

Dầu ở kỳ nam kết tinh giống như sáp ong, tỏa mùi thơm ngào ngạt. Dựa vào màu sắc, người ta chia kỳ nam thành 4 loại theo thứ tự giá trị: nhất bạch, nhì thanh, tam huỳnh, tứ hắc.

  • Kỳ bạch có màu trắng ngà, chất mềm và rất nhiều dầu;

  • Kỳ thanh có màu xanh biếc, nhiều dầu thì mềm, ít dầu thì cứng; 

  • Kỳ huỳnh vàng như sáp ong, chất cứng và năng, để lâu khô dầu trở nên nhẹ;

  • Kỳ hắc có màu đen bóng.

Phân Loại Trầm Hương

(Hiệp Hội Trầm Hương VN)

Hạng nhất là kỳ nam hay còn gọi là kỳ: Là loại trầm hương có phẩm cấp cao nhất, cho nhiều dầu (các phân tử gỗ đã nhiễm dầu hầu như trọn vẹn), khi nếm có đủ vị chua, cay, đắng, ngọt, tỏa mùi thơm tự nhiên, khi đốt hương thơm đặc biệt, khói xanh, bay thẳng và dài lên không trung.

Hạng hai là trầm: Là lọai trầm hương ít dầu hơn kỳ, vị  đắng, hầu hết khi đốt mới tỏa mùi thơm, khói khi đốt màu trắng, bay quanh rồi tan ngay. Theo phẩm cấp, trầm được xếp thành 6 loại, từ 1 đến 6 và trong từng loại được phân theo một số thứ loại (ví như loại 5 thì có 5 yếu, 5 thường, 5 đẹp…). Sách xưa chia trầm hương thành 5 loại: Hoàng lạp trầm, Hoàng trầm, Giác trầm, Tiến hương, Kê cốt hương, trong đó Hoàng lạp trầm là tốt nhất.  

 Hạng ba là tốc: Tốc có mức nhiễm dầu ít, chủ yếu là từ bên ngòai và xen dài theo thớ gỗ. Có nhiều  lọai tốc, với các tên gọi như: Tốc kiến, tốc đá, tốc cá ngừ, tốc hương, tốc lọn, tốc dây, tốc đĩa… Nhưng có thể xếp các dạng tốc thành 4 nhóm: Tốc đĩa, tốc dây, tốc hương, tốc pi. Trong 4 nhóm tốc trên, thì tốc đĩa được đánh giá cao hơn về chất lượng. Tuy nhiên, việc xếp nhóm tốc không nhất thiết theo thứ bật trên.

Đến nay chưa có văn bản chính thức của cơ quan Nhà nước hay của các tổ chức khác, quy định về tiêu chuẩn phân loại, đánh giá phẩm cấp trầm hương. Theo TS Lê Công Kiệt, tiêu chuẩn đánh giá trầm hương thường đựa vào : Nguyên xứ, cường độ, loại hương, hình thù, kích cở, màu sắc, trọng lượng, tỷ trọng, độ tinh khiết và loài cây dó tạo ra trầm hương. Trong giao dịch mua bán, việc phân loại trầm hương ở nước ta, phần lớn dựa vào cảm nhận, kinh nghiệm, đồng thuận giữa các bên, thông qua hành vi trực tiếp của con người như nhìn, sờ, gọt, đốt, nếm, ngửi…

 Do được thiên nhiên ưu đãi nên vùng đất thuộc tỉnh Khánh Hoà có nhiều lâm sản quý, nhất là các thứ gỗ như gỗ trắc, sao, huỳnh đàn, giáng hương, gỗ mun.…Thế nhưng, đặc biệt nhất là trong các khu rừng Khánh Hoà có cây Trầm Hương, một loại lâm sản quý vào bậc nhất.

Trầm Hương có nhiều ở rừng Việt Nam, nhưng chỉ có Trầm Hương ở rừng núi Khánh Hoà thì không đâu bì kịp. Vì thế trong dân gian mới có câu:

“ Khánh Hoà là xứ Trầm Hương.

Non cao biển rộng người thương đi về.”

Và, không chỉ trong ca dao, các sử liệu cổ của Việt Nam cũng đã nhắc tới Trầm Hương của vùng đất Khánh Hoà xưa. Lê Quý Đôn (1726 – 1784) trong Phủ biên tạp lục (viết năm 1776) đã có những dòng viết và đánh giá về các nguồn Trầm Hương.

Ngay ở những dòng đầu, ông đã khẳng định: “Kỳ nam hương xuất tự đầu núi các xã thuộc 2 phủ Bình Khang và Diên Khánh xứ Quảng Nam là thứ tốt nhất; xuất tự Phú Yên và Quy Nhơn là thứ hai. Hương áy là do ruột của cây dó kết thành.

Tiếp theo những dòng trên, Lê Quý Đôn còn cho chúng ta biết cách phân biệt những giá trị của trầm hương và kỳ nam: “Trầm hương thì cứng, nặng, ít thơm, sắc nhạt, vị đắng; kỳ nam thì mềm, nhẹ, có hơi dầu, thơm mát, vị gồm đủ cay, chua, ngọt, đắng; đốt trầm hương thì khói hết xoáy rồi sau mới tan, đốt kỳ nam thì hơi khói lên thẳng mà dài…”

Mà, cả hai phủ Bình Khang và Diên Khánh đều là đất của tỉnh Khánh Hoà ngày nay. Về sự hình thành hai phủ này, sách Đại Nam nhất thống chí của Quôc sử quán triều Nguyễn chép: “Bản triều, năm Quý Tị thứ 5 đời Thái Tông (Nguyễn Phúc Tần – 1675), vua Chiêm Thành là Bà Bật lấn biên giới, bản triều sai Cai cơ Hùng Lộc hầu đi đánh. Người Chiêm hàng, do đấy chiếm lấy đất từ sông Phan Rang trở về phía đông đến địa giới Phú Yên, đặt hai phủ (Thái Khang và Diên Ninh)…

Năm Canh Ngọ thứ 3 (1690) đời Anh Tông, đổi phủ Thái Khang làm phủ Bình Khang; Năm Nhâm Tuất thứ 4 (1742) đời Thế Tông, đổi phủ Diên Ninh làm phủ Diên Khánh…”. Phủ Bình Khang khi đó gồm 2 huyện là Quảng Phúc và Tân Định; còn phủ Diên Khánh thì có 3 huyện là Phúc Điền, Vĩnh Xương và Hoa Châu.

Tỉnh Khánh Hoà được đặt năm Minh Mệnh thứ 13 (1832) nhưng chỉ đến năm Thành Thái thứ 13 (1901) mới có địa giới tương đương hai phủ Bình Khang và Diên Khánh trước đó, tức gồm hai phủ là Diên Khánh (tên không đổi) với hai huyện Phúc Điền, Vĩnh Xương và phủ Ninh Hoà (Bình Khang xưa) với hai huyện Quảng Phúc và Tân Định.

Không chỉ được ghi nhận một cách trân trọng trong các sử liệu, cây trầm hương còn được các vua triều Nguyễn khắc lên cửu đỉnh (được đúc từ cuối năm 1835 đến đầu năm 1837 thì hoàn thành) đặt trước sân nhà Thế Miếu trong Hoàng Thành.

Trầm hương được khắc trên Cao Đỉnh (Cao là miếu hiệu của vua Gia Long), còn kỳ nam được khắc trên nhân đỉnh (Nhân là miếu hiệu của vua Minh Mạng) với dòng ghi chú: cây ở vùng rừng Khánh Hoà, ruột lõi rất thơm.

Như vậy là, kể từ khi vào khai thác vùng đất Khánh Hoà, người Việt đã biết khai thác và sử dụng trầm hương. Rồi thì, không biết tự bao giờ (chắc cũng đã từ lâu), Khánh Hoà được nổi danh là “Xứ Trầm Hương”. Thế nhưng trước đó, “Xứ Trầm Hương” thuộc đất của Chiêm Thành.

Vậy người Chiêm Thành xưa kia đã biết đến và đã  khai thác trầm hương chưa?

Rất may là các sử liệu cổ của  Trung Quốc đã cho chúng ta biết khá rõ về nhiều phương vật của nước Chiêm Thành xưa, trong đó có trầm hương.

Ví dụ, khi viết về nước Lâm Ấp vào đầu thế kỷ VII, Lương thư (quyển 54), Liệt truyện (quyển 48), Chư Di – Hải Nam có đoạn nói về một quốc gia có tên là Tây Quốc Di: “Lâm Ấp vốn là huyện Tượng Lâm, quận Nhật Nam đời Hán…Biên giới phía nam đi đường thuỷ bộ hơn 200 dặm có Tây Quốc Di cũng xưng Vương…Nước đó có núi vàng…Lại sản xuất đồi mồi, vỏ bối, ngà voi, cát bối, hương gỗ trầm…

Gỗ trầm, thổ nhân đẵn ra, để cất hàng năm, mục nát nhưng lõi ruột vẫn còn, bỏ vào nước thì chìm, nên gọi là trầm hương, thứ nữa là loại không chìm không nổi gọi là sạn hương….mà, Tây Đồ Di sau này trở thành đất Chiêm Thành, chính là vùng đất Khánh Hoà ngày nay.

Về điều này, Đại Nam nhất thống chí, khi viết về lích sử của tỉnh Khánh Hoà, có nhắc tới việc vùng đất vốn là “Khiếu ngoại quốc” này (hay Tây Đồ Di) “sau bị Chiêm Thành gồm chiếm, sau là đất Chiêm Thành”.

Các sử liệu cổ của Tung Quốc còn cho biết, ngay từ thế kỷ III sau công nguyên, trầm hương của Chămpa đã đựoc người Trung quốc biết đến và luôn được ghi chép là cống vật của người Chămpa.

Về sau này, sau thế kỷ X, người Hồi giáo và người phương tây cũng hay nhắc tới trầm hương của Chămpa. Ví dụ, Tome Pires viết: “Trong các mặt hàng của Chămpa, quan trọng nhất là kalambak.

Dây là loại trầm hương thực sự, là loại trầm hương tốt nhất trong các loại trầm….Loại Kalambak chất lượng tốt nhất là ở Chămpa…”

Thậm chí đến đầu thế kỷ XVII, dựa vào các nguồn tài liệu Trung Quốc trước đó, Zhang Xie đã làm một bảng danh sách những sản vật của Chămpa gồm: “Vàng, bạc, thiếc, sắt, ngọc trai, hổ phách, sừng tê, ngà voi, mai rùa, trầm hương, gỗ đàn hương, long não, xạ hương, đinh hương, trầm, gỗ mun, tổ yến, gạo, hạt tiêu, cau, dừa, mít, nhục đậu khấu, tê giác, sư tử, voi, vượn, khỉ trắng, voi trắng, vải bông trắng, chiếu lá cọ, sáp ong vàng, lưu huỳnh, gỗ vang…”

Không chỉ người Chămpa mà sử sách còn cho biết người Việt thời xưa cũng dùng trầm hương buôn bán với người Trung Quốc.

Thế nhưng, cũng các sử liệu trên cho biết, trầm hương mà người Việt có được là từ Chămpa.

Ví dụ, khi chép về việc giao thương buôn bán giữa các thương nhân Trung Quốc thời nhà Tống, sách Lĩnh Ngoại đại đáp cho biết hàng của Giao Chỉ đến Khâm Châu đem bán có bạc, đồng, trầm hương, quang hương, ngà voi, sừng tê…

Cũng sách trên chép, trầm hương của Giao Chỉ bán sang Trung Quốc đều là trầm của Chiêm Thành. Dựa vào các nguồn sử liệu khác nhau, các nhà nghiên cứu cho rằng, vào thời Lý, Đại Việt đã buôn trầm của Chiêm Thành rồi bán sang Trung Quốc.

Không chỉ thời xưa , mà vào thời cận và hiện đại, nhiều nơi trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và các nước Châu âu đã biết đến và có những đánh giá rất cao về các loại trầm hương có nguồn gốc từ Việt Nam.

Trong nhiều sách của nứoc ngoài, trầm hương Việt Nam đựoc xem là tốt nhất. Thậm chí, vị giáo sĩ Đắc Lộ (Alexander de Rhodes) còn nhấn mạnh rằng “chỉ Việt Nam mới có kỳ nam”.

Vào năm 2003, tại cuộc hội thảo quốc tế về trầm hương ở Việt Nam, các nhà khoa học đã đưa ra lời khẳng định: “Trầm hương của Việt Nam là tốt nhất, được mua với giá cao nhất, sản lượng trầm trên thế giới bị phụ thuộc vào Việt Nam và Việt Nam được xem không chỉ là vương quốc của trầm hương trong quá khứ mà còn là nguồn trông cậy của thế giới hiện nay và trong tương lai, bởi trầm là loại dược liệu và cả hương liệu thặng hạng không có gì thay thế”.

Người Việt từ xưa đã hiểu rất rõ những giá trị về dược của trầm hương (tức trầm và kỳ): trầm dùng để giáng khí, kỳ dùng trị các chứng phong đàm.

Trầm và kỳ còn đuổi được khí tà độc, khí ô uế. Trầm thì đốt lên còn kỳ thì chỉ cần đeo vào mình là đủ.

Ngoài làm dược liệu, trầm hương còn được dùng vào nhiều việc khác nữa như lấy bặp trầm hương chạm tỉa thành hình tháp, hình non bộ, tượng Phật, tượng bà Thiên Y…; dùng làm gối và dùng để đốt lên vào những dịp cúng tế.

Phu Trầm Đi Điệu

Không chỉ biết phân biệt giá trị của các loại trầm hương, người Việt vùng Khánh Hoà còn rất có kinh nghiệm  về những điều kiêng kỵ khi đi lấy trầm.

Do đi nhiều và sử dụng nhiều để buôn bán và để dùng, người dân Khánh Hoà biết trầm ở đâu trong tỉnh mình là tốt nhất.

Tri thức dân gian đó đã được đúc kết vào câu ca dao: “Cây quế Thiên Thai mọc ngoài khe đá, trầm nơi Vạn Giã hương toả sơn lâm…”

Vì đi lấy trầm là phải đi lâu ngày và phải vào rừng sâu, núi thẳm nên người đi tìm trầm, ngoài lương thực còn phải mang theo loại thuốc đặc biệt chống khí độc rừng núi, trị các bệnh hiểm nghèo, phòng rắn rết…được gọi là ngải do các ông “thầy mo” miền thượng (Tây Nguyên) bán cho.

Khi đi vào rừng tìm trầm , người đi điệu phải ngậm ngải vào miệng. Vì thế mới có câu “ngậm ngải tìm trầm”. Rồi thì, theo tương truyền, trước khi đi tìm trầm, người đi điệu phải xem được ngày tốt mới xuất hành, phải ăn chay ba ngày trước và phải sắm lễ vật vào rừng dâng lễ cầu khấn Ba Thiên Y A Na là vị chúa tể các khu rừng Khánh Hoà (xứ Kauthadra của Chiêm Thành) đồng thời cũng chính là hiện thân của cây trầm để cầu xin Bà cho được thành công…

Như vậy là, các tài liệu lịch sử của Trung Quốc, Việt Nam… đã cho biết, Vương quốc Chămpa xưa là nơi có nhiều trầm hương và trầm hương của Chămpa đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế từ rất sớm.

Sử liệu còn cho biết về một nơi cụ thể có trầm hương vào loại tốt nhất của Chămpa là vùng đất Khánh Hoà xưa.

Không chỉ để buôn bán, để làm thuốc, và để làm phương vật triều cống, trầm hương còn được người Chămpa xưa và người Chămpa hiện nay sử dụng nhiều trong các lễ thức cúng thần.

Các bia ký cổ của Chămpa ở khu vực đền Pô Nagar (Tháp bà ở Nha Trang) không ít lần nói đến việc các vị vua dâng cúng các đồ vật quý cho các thần.

Và trong các đồ vật quý đó, thường hay có các bình bằng vàng để đốt trầm hương.

Demo Title


This will close in 25 seconds